top of page
  • Writer's pictureKIM HANH VU

TRẺ HAY GIÀ, RỒI SẼ ĐỀU LÊN “MẠNG”, NHÀ KINH DOANH VN LÀM SAO?

Các nhà bán lẻ Việt Nam đang lên cơn sốt. Sau đại dịch, lượng NTD quan tâm và thích mua bán online tăng vọt. Nhiều doanh nghiệp chưa biết, chưa chú tâm tổ chức hệ thống phân phối online đành ngậm ngùi nhìn doanh số rớt và triển vọng tối tăm.

Nhìn rộng ra thị trường châu Á mà sản phẩm các nước lân cận đang cạnh tranh căng thẳng với sản phẩm VN ngay tại thị trường nội địa mới thấy cơ hội đang mở ra lớn, nếu anh biết xuôi chiều gió, đón cơ hội và phát lên nhưng nếu anh không biết xu hướng đang thay đổi mạnh, anh sẽ còn thất bại cay đắng hơn nữa…

Bởi người tiêu dùng châu Á (NTD) dù trẻ hay gìà cũng đang quen dần, trở nên “lão luyện” làm chủ các công cụ số và mua sắm rất “nghề” trên mạng.

Trong bài mới đây về các xu hướng mnới thị trường, tôi có nói đến các “Lão tiền bối châu Á” ngày càng quen dùng các phương tiện số. Hôm qua, tôi lại đọc được một bài trên Nikkei Asia về lớp trẻ Trung Quốc đang ngày càng ủng hộ các nhân vật ẢO thay thế những người nổi tiếng bán hàng trên mạng…


NGƯỜI GIÀ CHÂU Á NGÀY CÀNG GIỎI VỀ KỶ THUẬT SỐ HƠN.

Ngày càng nhiều người cao tuổi châu Á sử dụng mạng xã hội, chơi game, mua hàng online, sở hữu kính VR... đó là chuyện thật có được hãng nghiên cứu thị trường Eurimonitor khảo sát, chứ không phải nói cảm tính.

Có 2 nguyên nhân khiến nhóm này tăng cao ở châu Á là do văn hóa đa thế hệ trong gia đình, hai hoặc nhiều thế hệ trong gia đình vẫn đang sống cùng một mái nhà. Rồi dịch Covid buộc lớp trẻ trong gia đình chôn chân trong nhà, thế là họ có nhiều thì giờ hơn để “kềm cặp” cho cha mẹ, ông bà cách sử dụng các App. công nghệ và các nền tảng truyền thông xã hội khác. Vậy tạo ra các hoạt động để hướng dẫn cao thêm hoặc đáp ứng sự tăng tiến về “khả năng số” này cho “các lão tiền bối ở châu Á” là một lãnh vực quá màu mở, đúng không? Tôi từng tiếp xúc với các bạn trẻ khởi nghiệp của Israel, họ rất thành công khi mở CT chuyên tâm tổ chức các dịch vụ hướng dẫn người già thao tác trên các thiết bị số, thanh toán số, giao tiếp số…và doanh số của CT họ cực kỳ ổn.


LỚP TRẺ TRUNG QUỐC LẠI NGÀY CÀNG THÍCH CÁC KOL ẢO HƠN

Ở nước này, các nền tảng bán lẻ trực tuyến đang bùng nổ trên thị trường mua sắm do người tiêu dùng phải ngồi nhà khi bị phong toả vì dịch và vào các dịp lễ thì những lời chào hàng giảm giá thật chuyên nghiệp và rầm rộ của những người nổi tiếng là vô cùng hấp dẫn. Hai CT là đại gia tư vấn KPMG và Alibaba group Holding đã đưa ra ước tính về giá trị thị trường trực tuyến này lên tới gần 2.000 tỷ nhân dân tệ, đã biến hàng chục nghìn người có ảnh hưởng xã hội đứng ra bán hàng mọi thứ, từ ô tô đến son môi, quần áo lót thành triệu phú, gần như chỉ sau một đêm.

Nhân vật ảo rao bán hàng trên mạng ở TQ.

Báo chí TQ gần đây đăng tin về “Nữ hàng bán hàng trực tuyến” là VIYA rất có ảnh hưởng trên nền tảng Taobao Live của Alibaba đã bị phat thuế ở mức kỷ lục là 1,3 tỷ nhân dân tệ và bị gỡ tên trên trang web bán hàng luôn. Những người nổi tiếng nhất cũng “bị” nổi tiếng về đòi hỏi mức hoa hồng đến 40% doanh số bán hàng, với phí dịch vụ hàng ngày lên tới 500.000 nhân dân tệ.

Tai tiếng về thu nhập quá khủng của những người nổi tiếng này có lẽ khiến chủ tịch Tập không vui khi ông đang kêu gọi cho chủ trương “thịnh vượng chung”.

Nạn phạt nặng về trốn thuế và các rắc rối chung quanh kiểm tra thuế khiến các công ty bán lẻ và thanh toán trực tuyến tính chuyện “quay xe” sang hướng khác. Công ty Hualian Digital, CT thanh toàn theo nhận diện gương mặt ở Hàng Châu đã chuyển sang dùng “máy chủ ảo”. Còn Cheng Weizhong, CEO của Deep Science cũng chuyển sang dùng máy chủ ảo, và CT đã huy động vốn lớn để đầu tư cho công nghệ phát trực tiếp dựa trên trí tuệ nhân tạo. Sau 2 vòng gọi vốn, Deep Science đã huy động được hơn 20 triệu USD để nâng cấp phần mềm, tạo hình ảnh ảo thông minh hơn (thay vì nhai lại các câu trả lời như robot), tạo các kỹ thuật tương tác nhạy hơn…


Màn biểu diễn của ca sĩ ảo Trung quốc khiến hàng triệu người TQ thích thú.

Giám đốc thương hiệu của CT Dreamland Maker Technology ở Quảng Châu cũng đang gây quỹ để chuyển từ thực tế ảo sang phát trực tiếp ảo với máy chủ ảo. Ông nhân mạnh: lớp trẻ TQ hiện nay vốn hâm mộ văn hoá ANIME và MANGA nên đáp ứng sự ưa thích của họ sẽ có lợi lâu dài. “Khách hàng tức các CT bán hàng của chúng tôi ngày càng không quan tâm là chúng tôi sử dụng bộ phát trực tiếp thật hay ảo, miễn chúng tôi đạt được mục tiêu doanh số cho họ”

Tóm lại, việc sử dụng các KOL nổi tiếng đắt giá đang thoái trào, hiện nay những nhân vật ảo có hình ảnh, thái độ, hành vi gần gũi với văn hoá Animme hay Manga ngày càng được lớp trẻ chấp nhận nhiều hơn. Với chúng tôi thì thay đổi này quá có lợi: người mẫu ảo không đòi thù lao khủng, hoa hồng ngất ngưỡng, không nhức đầu sổ mũi mà cứ băng băng làm 24/7, góp phần tạo xu hướng mới ttrên nền tảng mua sắm mới, nhất là không bị nhà nước sờ gáy về…THUẾ.

Yêu cầu đó, thay đổi đó gơi ý gì cho chúng ta? Thay được KOL, thành công, là sức mạnh số càng tăng,đây là gợi ý thẳng thừng về một xu hướng khó cưỡng cũng là thách thức khắc nghiệt về kỹ thuật cho việc bán hàng ở VN


579 views0 comments
bottom of page