KIM HANH VU
TƯNG BỪNG THAY ĐỔI SAU ĐẠI DỊCH, XU HƯỚNG LỚN NHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.
Sự thay đổi triệt để xu hướng và hành vi của người tiêu dùng sau dịch (quen thuộc với thế giới ảo hơn, chú trọng sức khỏe hơn...) đã khiến doanh nghiệp cũng đảo ngược, thay đổi mạnh mẽ chiến lược kinh doanh rất sôi động. Tuần cuối trước Tết, tôi điểm một số biến chuyển tưng bừng này để các nhà kinh doanh Việt Nam thấy rõ hơn xu hướng chung và đối chiếu cho việc kinh doanh của mình.

1/ LỚP NGƯỜI “TIỀN BỐI KỸ THUẬT SỐ CHÂU Á” NGÀY CÀNG ĐÔNG, HỌ CẦN GÌ?
Những người cao tuổi ở châu Á trước đây cũng thường sử dụng mạng xã hội, chơi game, sở hữu kính VR... và họ được gọi là "tiền bối kỹ thuật số". Sau đại dịch, nhóm này tăng nhanh số lượng, là do: (1)văn hóa đa thế hệ trong gia đình, mấy thế hệ thường ở chung nhà, khác người Âu Mỹ, và khi dịch Covid bùng phát đã khiến các con cháu phải sống trong nhà nên thời gian dành cho ông bà, bố mẹ nhiều hơn, họ day người già cách sử dụng các App, công nghệ mới và các nền tảng truyền thông xã hội. Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor tại London mới công bố báo cáo: người cao tuổi ở châu Á sẵn sàng tiếp nhận công nghệ kỹ thuật số hơn người cùng thế hệ ở phương Tây. Các CT công nghệ cao ắt không lơ là với nhu cầu đặc biệt này.

2/ UNILEVER LẤN SÂN SANG LĨNH VỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Unilever, có trụ sở tại London (Vương quốc Anh) ngày 17/1 cho biết họ vẫn đang theo đuổi thỏa thuận mua lại bộ phận kinh doanh chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng do công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) và Pfizer đồng sở hữu, sau khi bị từ chối mua lại với mức giá 68 tỷ USD. Chiến lược đa dạng hóa các mãng kinh doanh, mở rông lĩnh vực khỏe, làm đẹp và vệ sinh và mở rộng quy mô tăng trưởng tại Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, cũng như các thị trường mới nổi .

3/ WALMART ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM, CHUẨN BỊ KINH DOANH TRÊN KHÔNG GIAN ẢO (METAVERSE)
Ngày 30/12/2021, Walmart đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho nhiều sản phẩm kinh doanh trên không gian ảo: thiết bị điện tử, đồ chơi, thiết bị gia dụng, dụng cụ thể thao, quần áo, đồ trang trí nhà cửa...

4/ DN TRUNG QUỐC “TẤN CÔNG” THỊ TRƯỜNG TRÁI KIWI
Bằng việc xây dựng một trung tâm R&D, Công ty Shenshan Orchard Holdings đã thiết lập trung tâm R&D chỉ tập trung nghiên cứu phát triển về Kiwi và các sản phẩm liên qua. Trung Quốc hiện đang là quốc gia tiêu thụ Kiwi nhiều nhất trên thế giới, với ước tính 2.2 triệu tấn/ năm do người tiêu dùng TQ ngày càng quan tâm đến sức khỏe nên các sản phẩm từ Kiwi hiện đang rất được ưa chuộng tại quốc gia này. Theo nhận định của công ty Shenshan, mối quan tâm này ngày càng lớn nhanh nên việc kinh doanh kiwi sẽ mang lại giá trị to lớn trong tương lai.

5/ PEPSICO TOÀN CẦU LẬP LIÊN DOANH SX THỊT CHAY SẤY
PepsiCo Inc. và Beyond Meat Inc. cho biết họ dự định ra mắt thị trường vào đầu năm 2022 món ăn vặt thuần chay là sản phẩm đầu tiên trong liên doanh của 2 công ty, theo Bloomberg. Liên doanh có tên “Đối tác PLANeT” sẽ tập trung vào việc sản xuất và tiếp thị các món ăn vặt và đồ uống mới, có nguồn gốc từ thực vật. Liên doanh sẽ là kết tinh sức mạnh từ những đổi mới sáng tạo trong sản phẩm của Beyond với mạng lưới phân phối và tiếp thị của Pepsi.
7/ HÀN QUỐC TRÚNG LỚN THƯƠNG VỤ BỘT ỚT NHỜ...XUẤT KHẨU NHẠC K-POP
Xuất khẩu bột ớt đỏ của Hàn Quốc tăng 63% trong vòng 4 năm nhờ danh tiếng toàn cầu của nhạc K-pop. Ngày 23/01/2022, Cơ quan thương mại các sản phẩm nông nghiệp và ngư nghiệp, thuộc bộ Nông Nghiệp Hàn Quốc, cho biết ngày càng nhiều người nước ngoài quan tâm đến ẩm thực Hàn Quốc sau khi xem màn biểu diễn của các ngôi sao nhạc K-pop, chẳng hạn nhóm nhạc BTS. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc (26,4%), tiếp theo là Trung Quốc (17,3%) và Nhật Bản (10,3%).
8/ “ĐẠI GIA” TÀI CHÍNH MỸ RÚT KHỎI MÃNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ 4 NƯỚC ĐNÁ
Ngày 14/1, Tập đoàn Citi (Citigroup) của Mỹ thông báo bán mảng ngân hàng cho người tiêu dùng (còn gọi là ngân hàng bán lẻ) tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cho đối tác Singapore - Ngân hàng United Overseas (UOB). Thương vụ trị giá lên tới 3,6 tỷ USD, trong đó. Thương vụ trên dự kiến sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2022 hay ít lâu sau đó.
9/ HAI TRĂM TẤN MÍT CHẾ BIẾN VÀ THANH LONG TƯƠI ĐANG XUẤT SANG ÚC
200 tấn mít đã chế biến là tương đương 1000 tấn mít nguyên liệu đã được các nhà nhập khẩu, chủ lực là Công ty VINREC Australia, đang chuẩn bị tham gia chương trình xúc tiến do Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức. Ngay trong tuần trước Tết Nguyên Đán, 30 tấn mít thành phẩm thương hiệu VINRECT-HT (tương đương 150 tấn mít nguyên liệu) đang được ra thị trường. Còn trong tuần qua, có 14 tấn thanh long nhãn hiệu Rồng Đỏ được công ty 4wayfresh đưa đến Úc, tại thị trường tại 2 bang Tây và Nam Australia. Cùng với đó, Công ty Hoa Australia cũng vừa đưa ra thị trường Melbourne và các thành phố khác 14 tấn thanh long Việt Nam ruột trắng và đỏ, chuyến hàng 14 tấn tiếp theo cũng đến trong tuần tới...
10/ CÁC NHÀ BÁN LẺ NGOẠI VẪN RÓT VỐN, MỞ RỘNG KINH DOANH Ở VN
Trong khi các nhà bán lẻ nội chỉ duy trì các điểm kinh doanh hiện hữu thì các nhà bán lẻ ngoại đang vừa điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường VN, 3 nhà bán lẻ châu Á đang tiếp tục rót vốn mở rộng kinh doanh ở Việt Nam: Nhật Bản tăng cường sự hiện diện; Hàn Quốc chọn lối nhượng quyền cònThái Lan nhắm vào nhóm khách hàng chủ lực. Bên cạnh mở thêm điểm bán rộng khắp, họ tiếp tục đầu tư vào thương mại điện tử, kỹ thuật số nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.