top of page
  • Writer's pictureKIM HANH VU

TÌNH BẠN BƯỚC QUA THỜI KỲ HOÀNG KIM !

Đó là điều TASS được quyền tuyên bố. Bức ảnh có lẽ gây bất ngờ: Ủn cười tươi quá. Thoải mái, hiền hòa thay vì luôn lầm lì, lựu đạn (nói kiểu dân dã) thường ngày.

Cười mà gần “hở mười cái răng” là biết chàng vui thế nào. “Phòng sale” của chàng vừa chốt được một deal chưa từng có: Pu đại đế mua vũ khí của Triều Tiên cho cuộc chiến Ukraine.

Theo NYT, qua một báo cáo tình báo mới được giải mật thì khi cuộc chiến ở Ukraine tiến tới mốc 200 ngày, Nga chuyển hướng sang mua vũ khí từ Bắc Triều Tiên. Một quan chức Mỹ nói với tờ Washington Post tuần qua rằng Moscow đang chuẩn bị mua “hàng triệu quả tên lửa và đạn pháo” vì động thái của Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra rằng "quân đội Nga tiếp tục bị thiếu hụt nguồn cung trầm trọng ở Ukraine, một phần do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và các lệnh trừng phạt”

Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass vừa đưa tin rằng quan hệ giữa Moscow và Bình Nhưỡng “đang bước vào thời kỳ hoàng kim”. Còn trong một tuyên bố mới đây, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng hai quốc gia đang đạt đến “tầm cao chiến lược mới”.

Vào tháng 7/2022, Triều Tiên đã có “nghĩa cử” là chính thức công nhận hai nước "cộng hòa" ly khai Donetsk và Luhansk.

Cliff Kupchan, Chủ tịch nhóm nghiên cứu Eurasia Group cho biết, việc Moscow mua vũ khí “cho thấy hoàn cảnh về quân sự của Nga” và “mối quan hệ gia tăng sự thuận tiện” giữa Triều Tiên và Nga đã minh họa cho việc Nga đang “bị cô lập” như thế nào và khó khăn đến thế nào khi phải kết tình và mua vũ khí với "công nghệ thấp". Triều Tiên chắc cũng thấy mối quan hệ với Nga “tốt cho Triều Tiên để giảm sự phụ thuộc quá mức vào TQ”, o6g nói thêm: do Bắc Kinh thiếu hỗ trợ quân sự, điều này đã thúc đẩy Điện Kremlin tìm đến Iran và Triều Tiên để mua thiết bị.

Cảnh biểu diễn tên lửa ở Bắc Triều Tiên, không thể xác định thời gian. Ảnh Getty Images

Bruce Klingner, một nhà nghiên cứu cấp cao về Đông Bắc Á tại Quỹ Di sản, một tổ chức bảo thủ ở Washington nói: “Nó thực sự cho thấy [Nga] đang cạn kiệt đạn dược, hoặc năng lực sản xuất của họ không thể bắt kịp với nhịp độ của cuộc chiến ở Ukraine,” ông chỉ ra tác động của các lệnh trừng phạt.

Chuyên gia về Triều Tiên Ramon Pacheco Pardo nói với tờ The Post : “ Thật bất thường khi Nga phải mua vũ khí từ Triều Tiên. Điều đó có nghĩa là nguồn cung của họ thực sự bị hạn chế ”.

Còn ông Pardo, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học King’s College London cho biết: “Đối với tôi, đó là lựa chọn cuối cùng, giống như báo cáo gần đây về máy bay không người lái của Iran. Ông nói thêm, Triều Tiên là một trong số ít các quốc gia ủng hộ Nga về mặt ngoại giao trong cuộc xâm lược của họ, mà không hề lo sợ về hậu quả do “nước này đã bị trừng phạt rất nặng nề”.


65 views0 comments
bottom of page