KIM HANH VU
SẢN XUẤT KIT TEST HAY SẢN XUẤT CÚ LỪA XỨNG TẦM ĐẠI DỊCH?
Cùng lúc với bài báo Thanh Niên đánh giá những “lỗ hổng lớn “ trong xét duyệt và đánh giá các nhiệm vụ (công trình) khoa học cấp quốc gia do Bộ Khoa học Công nghệ tài trợ, chúng tôi (BSA) mời các chuyên gia về xây dựng tiêu chuẩn và quản trị chất lượng thảo luận về báo cáo của Bộ Y Tế gửi quốc hội.

Theo báo cáo này, qua kiểm định, chất lượng kit test Việt Á đạt 100%, đúng chuẩn. Lời báo cáo chắc như đinh đóng cột này khiến ta phải suy nghĩ, cân nhắc nhiều điều
Ý kiến các chuyên gia như sau:
1- Nghiên cứu thần tốc, kết quả thần tốc. Ngày 30 tháng 1, Bộ KH&CN mời các đề tài (nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real - time RT-PCR phát hiện virut Corona chủng mới) . Và 3 tuần sau,nhóm nghiên cứu đã có bản thảo nộp cho tập san khoa học Journal of Medical . Cùng với bài báo thần tốc, với số tiền đầu tư của Bộ KH&CN tới 19 tỷ đồng, bộ kit hoàn chỉnh ngay lập tức. Ngày 3/3, Hội đồng xét duyệt của Bộ KHCN thông qua thì chưa đầy một ngày sau Bộ Y Tế ra văn bản chấp nhận. Đề tài này trước đó đã được hội đồng 8/8 đề nghị cấp phép sử dụng. Hỏi : kinh phí 19 tỉ xài cho nc thế nào đây? Điều lạ là cho đến nay cũng không có ai đăng ký phát minh sáng chế này nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệ và tránh bị đánh cắp. Hay là chính nó là...của ăn cắp?
2- Sản xuất.
Hóa chất xét nghiệm có thể pha chế nhanh (nếu là hàng nhập), nhưng vì công bố là “hàng Việt”, ắt là phải sản xuất ở Việt Nam. Sản xuất ra cả trăm triệu linh kiện HÀNG NHỰA TIÊU CHUẨN Y TẾ thì không thể hình dung được, với trình độ sản xuất của Việt Nam lúc này (lọ, ống, nút, đựng hóa chất, bảng đọc kết quả, giấy thấm...). Chưa kể phụ kiện bao bì, làm sao mà sản xuất được trung bình 150.000 kit/ngày. Hạ tầng cơ sở thế nào ? Công nhân đâu ? Qui trình (procedure) kiểm soát chất lượng? Hồ sơ (records) đâu?
Còn Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói : “Kết quả kiểm định sau khi sử dụng 5 loại thiết bị tại cơ sở y tế cho kết quả chính xác 100%” . Làm quản trị chất lượng, phải hỏi ông ấy là chất lượng độ nhạy và độ đặc hiệu của quick test có ổn định như tiêu chuẩn công bố hay không , sao không nghe ông ấy nói ?
Phải có đủ các thủ tục kiểm soát quá trình sản xuất ( procedures of process control). Sản xuất có nhiều công đoạn, phải kiểm soát từng công đoạn, chứ không chỉ kiểm soát thành phẩm tức công đoạn cuối (đầu ra). Mỗi công đoạn như thế đều có quy định. Phải hoàn tất tốt công đoạn trước, thì mới có thể vào công đoạn sau được. Và mỗi công đoạn đều có quy định (document) và hồ sơ (record). Quy định không phù hợp hồ sơ thì thua. Cứ kiểm tra hồ sơ là ra ngay thôi.
Sau khi phân tích chuyên môn về quản trị chất lượng, các chuyên gia nghiêng về kết luận: có thể kit test Việt Á không sản xuất tại Việt Nam mà nhập và dán nhãn Việt.
Nếu mà như vậy thì “qui trình” lừa đảo cả nước thật vi diệu, táo bạo đến kinh hoàng ? Công trình nghiên cứu được đầu tư 19 tỷ, niềm “tự hào Việt Nam” không lẽ chỉ là “đóng gói, dán nhãn và giao dịch mua bán”?