top of page
  • Writer's pictureKIM HANH VU

NGA "ĐÓN CHÀO" DRONE CŨ CỦA MÌNH TẠI CĂN CỨ KHÔNG QUÂN SÂU TRONG LÃNH THỔ?

Updated: Dec 8, 2022


Sau hai cuộc tấn công bằng drone nhắm vào các căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ, ngày 06/12/2022 lần đầu tiên Putin triệu tập phiên họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia với chủ đề chính là về ‘‘an ninh nội địa’’. Trả lời báo giới hôm qua, phát ngôn viên điện Kremlin cho biết chính quyền Nga đã ‘‘đưa ra các quyết định cần thiết” và trả lời đài Pháp BFMTV tối qua, phát ngôn viên đại sứ quán Nga tại Pháp, Alexander Makogonov, thừa nhận các cuộc tấn công này cho thấy ‘‘có những điểm dễ tổn thương cần được bảo vệ tốt hơn’’, và khẳng định Matxcơva sẽ chuẩn bị để ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự.

Thì ra sau nhiều tháng tự ý đem quân tấn công và rồi ngang nhiên sáp nhập 4 tỉnh của đất nước người ta, nay anh nhận được vũ khí bay không người lái của chính anh và anh chép miệng than phiền: Chúng tôi cần chuẩn bị để ngăn chận các cuộc tấn công từ bên ngoài. Vào thành trì bất khả xâm phạm?

Về phía Luân Đôn, bộ trưởng Quốc Phòng Anh hôm qua nhận định, nếu Kiev có thể đánh sâu vào lãnh thổ Nga như vậy thì Matxcơva cần xem đây là ‘‘thất bại chiến lược đáng kể nhất trong việc bảo vệ các lực lượng của mình, kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraina đến nay’’. Sân bay Engels vừa bị tấn công hôm thứ Hai 05/12 nằm cách biên giới với Ukraina đến 500 km.

Cho đến nay, Kiev không khẳng định là tác giả của ba vụ tấn công bằng drone. Cố vấn của tổng thống Zelensky, ông Mykhaylo Podolyak, chỉ nhận định: Nga sẽ phải gánh chịu các hậu quả như vậy, nếu tiếp tục tấn công lãnh thổ nước ngoài.


Việc ai đó sử dụng máy bay không người lái (drone) thế hệ cũ để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga trong mấy ngày qua đã bộc lộ nguy cơ dễ bị tổn thương của các căn cứ quân sự quan trọng nhất của nước này.


Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, dẫn đến việc Nga và Ukraine trở thành hai quốc gia riêng biệt, Ukraine thừa hưởng một số máy bay không người lái Tu-141 Strizh do Liên Xô thiết kế. Dòng drone này bắt đầu được đưa vào sử dụng từ những năm 1970, có tầm hoạt động hơn 1.000km. Mẫu máy bay này là của Liên Xô, dùng làm trinh sát, nhưng có thể mang đầu đạn để biến thành tên lửa hành trình một cách hiệu quả.


Và tin vui nhất khi Nga vẫn liên hồi bắn tên lửa hành trình vào các đô thị Ukraine là…gần đây không có báo cáo nào về các vụ tấn công bằng máy bay không người lái Iran thành công ở Ukraine.

Nghĩ xem Putin đã làm những gì trong 10 tháng qua? Bằng vũ lực, Nga đã triệt tiêu vĩnh viễn ảnh hưởng vô cùng lớn mà lâu nay Nga vẫn duy trì lên nước láng giềng Ukraina về ngôn ngữ, tín ngưỡng và văn hóa. Tiếp đến, Matxcơva đã bị cắt đứt về kinh tế và chính trị với Tây Âu, vốn đã cung cấp công nghệ cho Nga từ thời Pie Đại đế, và từ một phần tư thế kỷ vẫn xây dựng quan hệ đối tác năng lượng chặt chẽ.

Cuối cùng, Nga đã giúp củng cố quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Âu.

Báo chí các nước phương Tây cho rằng « Chính sự nhu nhược của chúng ta đã thúc đẩy tội ác của Putin ». Việc Nga xâm lăng Ukraina và chiếm Crimea chỉ nhận được phản ứng thờ o lấy lệ. Lần này, nếu Ukraine đầu hàng thì phải chăng châu Âu, hạ vũ khí cả vừa tinh thần vừa quân sự, đã bó tay trước Putin, và Ukraina đã bị chiếm đóng và bị Nga hóa một cách không thương tiếc.

Không phải khi Châu Âu lừng khừng, muốn thuyết phục Putin ngưng tấn công và đàm phán thì họ đã đưa được Putin đến bàn đàm phán, mà ngược lại, sự ngần ngại và chậm chạp của châu Âu đã khiến Putin thêm can đảm. Động cơ thúc đẩy Putin xâm lược Ukraina tất nhiên không phải là để khẩn cấp « phi phát xít hóa». Bây giờ người ta gọi đó là cơn xung động tử thần khi thấy đến lúc phải chiếm đoạt vùng đất được coi là lợi ích thiết yếu của mình.


Khi tổng thống Nga xua quân sang tấn công Ukraina, than ôi, mọi việc không dễ như “ăn cơm sườn”. Ukraina chiến đấu dũng cảm, NATO đi từ nghi ngại, chần chừ sang huy động sức mạnh. Quân đội Nga chịu thương vong lớn, và sau những hoạt động tôi ác ở mức độ man rợ chưa từng thấy là hủy diệt hàu hết các công trình dân sự của đất nước không chịu khuất phục thì nay Tổng thống mới bắt đầu lo củng cố an ninh nội địa.

Sau hơn hai mươi năm trị vì, nước Nga được coi là cường quốc thứ hai về quân sự tr6en thế giới cùng lúc với một thực tế khác: chỉ đứng thứ 65 thế giới về GDP tính theo đầu người, con số này là chỉ bằng 1/10 so với Ailen hay Thụy Sĩ, 1/7 so với Hoa Kỳ và 1/4 so với Pháp.

Những con số thật sự không vui.



29 views0 comments
bottom of page