KIM HANH VU
CUỘC “ĐỔ BỘ” KINH DOANH THẾ GIỚI ẢO CỦA ÔNG LỚN BÁN LẺ, THỜI TRANG THẾ GIỚI & CHÂU Á
Khi đại dịch COVID-19 buộc mọi người “ở đâu yên đó”, nó phủ bóng đen lên mọi thứ, từ mua sắm đến tham dự các lớp học, các buổi hòa nhạc và triển lãm thương mại, những nỗ lực tái tạo những trải nghiệm này trong một thế giới ảo đã thu hút được quan tâm đặc biệt. Dịch Covid chắc chắn sẽ không đi hẵn nên trong tương lai không xa, con người sẽ sinh hoạt ngày càng nhiều hơn trên không gian ảo. Thế là các khoản đầu tư vào đất ảo và dự án trong metaverse đang bùng nổ, nhiều lô đất kỹ thuật số được bán với giá cả triệu USD.

Thế giới ảo được xây dựng rên metarverse ngày càng đa dạng. Ảnh Forbes
SỐT ĐẤT ẢO TRÊN METAVERSE
Tám tháng trước, Chris Adamo là một trong những người đầu tiên mua lô đất gồm 23 mảnh trong Sandbox, thế giới vũ trụ ảo (metaverse) với các nội dung do người dùng tự tạo ra. Trong thế giới ấy, "lô đất" của anh, đúng ra chỉ là những điểm ảnh trong phần mềm, nằm cạnh một lô của Adidas và cộng đồng Bored Ape Yacht Club.
Sau gần 6 tháng, giá trị mảnh đất đó đã tăng khoảng 10 lần. "Nó giống như một mảnh đất ở khu Đông hoặc Soho của New York vậy", Adamo nói với Time. Theo dữ liệu từ Bloomberg Intelligence, doanh thu từ các hoạt động trong metaverse toàn cầu ước tính sẽ đạt 800 tỷ USD vào năm 2024. Một số nền tảng lớn như Decentraland hay Sandbox đang cho phép người dùng xây dựng, giao dịch tài sản ảo và kiếm tiền.
Đối với nhiều nhà đầu tư, metaverse chứa đầy những cơ hội tiềm năng, trong đó các bất động sản không có ranh giới và người dùng có thể tự do sáng tạo, xây dựng khu vực của riêng mình. Bên cạnh đó, các giao dịch hầu như đều được thực hiện gần như ngay lập tức và minh bạch. Theo công ty phân tích NWO, doanh số bán bất động sản ảo ở các sàn giao dịch lớn như Decentraland và Sandbox có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng chóng mặt trong năm nay và việc cho thuê đất ảo cũng đang tăng vọt. “Chúng tôi thực sự thấy tiện ích của những bất động sản ảo đang tăng lên. Mọi người có thể kiếm tiền thật từ nó khi các tài sản này đang được giao dịch bằng tiền mặt. Nhà đầu tư có thể xây dựng tiện ích cho các lô đất như ngoài đời thật. Từ đó, họ có thể cho thuê và tạo lợi nhuận với một mô hình kinh doanh trong thế giới ảo.
Tỷ phú George Soros cũng đầu tư đất ảo. Đất ảo trên The Sandbox được giao dịch thông qua OpenSea, sàn trực tuyến dành cho NFT (tài sản kỹ thuật số bằng công nghệ blockchain). Lô đất rẻ nhất được giao dịch gần đây có giá gần 19.000 USD.
Giá đất ảo được cho là tiếp tục tăng khi George Soros, CT Adidas, Samsung và các tập đoàn đa quốc gia khác, những gã khổng lồ như Apple và Google cũng đặt cược vào thế giới ảo.
Là công ty đứng phía sau của The Sandbox, Animoca Brands đã huy động được 359 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất từ các nhà đầu tư, bao gồm cả tỷ phú George Soros.
Tuy nhiên, Reid cũng lưu ý người dùng rằng việc mua bất động sản ảo nên được xem xét kỹ lưỡng. Mọi người nên chờ các công ty lớn tham gia trước để đánh giá tiềm năng và coi đầu tư vào metaverse như “một phần thưởng phụ”.

Metaverse có thể là cơ hội kinh doanh lớn của năm 2022 dành cho người trẻ và ưa mạo hiểm. Ảnh Forbes.
ÔNG LỚN BÁN LẺ WALMART ĐÃ ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHIỀU LOẠI SP ẢO.
Walmart, tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Mỹ, dường như đang chuẩn bị sẵn sàng để gia nhập vào metaverse. Động thái đăng ký nhãn hiệu độc quyền gần đây của Walmart thể hiện sự nghiêm túc của thương hiệu này trong kế hoạch sử dụng tiền điện tử và NFT (NFT – viết tắt của Non Fungible Token – là loại tài sản ảo được mã hóa trên blockchain. Chúng là độc nhất, không thể thay thế hay hoán đổi, thường được gắn với một tài sản thật). Vào ngày 30/12/2021, Walmart đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho nhiều sản phẩm (...) thiết bị điện tử, đồ chơi, thiết bị gia dụng, dụng cụ thể thao, quần áo, đồ trang trí nhà cửa...Đơn đăng ký còn đề cập việc người dùng có thể sử dụng tiền số và có cơ hội mua bán NFT.
Bên cạnh đó, Walmart nhắc đến việc tổ chức “các dịch vụ rèn luyện thể chất” và “các lớp học sức khỏe và dinh dưỡng” tại không gian ảo với.các tên “Verse to Home”, “Verse to Curb” và “Verse to Store”. Người phát ngôn của Walmart, Carrie McKnight, nói đăng ký nhãn hiệu và ứng dụng công nghệ mới là một phần của quá trình đổi mới”.
Vào tháng 8/2021, Walmart đã đăng thông báo tuyển dụng chuyên gia về sản phẩm tiền điện tử. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Walmart ngày càng quan tâm đến metaverse.
Các nhà bán lẻ khác cũng tham gia vào phong trào metaverse. Nike đang tìm cách kiếm tiền từ NFT và giày thể thao ảo, Adidas bán hết bộ sưu tập Into the Metaverse NFT và Gap tạo NFT cho dòng áo của mình.
Trong khi đó, hãng thời trang cao cấp Balenciaga đã hợp tác với hãng game Fortnite nhằm ra mắt bộ trang phục ảo có nhãn hiệu của hãng này. Một số thương hiệu khác như Gucci, Louis Vuitton và Ralph Lauren đã chọn hợp tác với tựa game Roblox nhằm thử nghiệm các sản phẩm trên metaverse.

Nhiều đại gia ngành bán lẻ, dịch vụ hay thời trang đang dổ bạc triệu USD vào không gian ảo Metaverse theo dự đoán đây sẽ là thị trường phát triên rất nhanh sắp tới. Ảnh. Decentraland
RÔN RỊP KINH DOANH THẾ GIỚI ẢO Ở CHÂU Á - SỐT ĐẤT HỒNG KÔNG
Ở Hồng Kông, bất động sản đang lên cơn sốt, đang vào tầm ngắm của tài phiệt và nhà đầu tư nhỏ lẻ
Adrian Cheng, CEO mới của tập đoàn bất động sản New World Development, chủ của KS New World Hotel TPHCM là người thừa kế của đế chế đa ngành Chow Tai Fook gồm bất động sản, khách sạn, casino, năng lượng, viễn thông…chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hữu hình vào tháng 12/2021, đã mua một trong những lô đất ảo lớn nhất Hồng Kông để xây một trung tâm kỹ thuật số cho các startup.
"Trong một tương lai không xa, thế hệ tiếp theo sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày của họ để giao tiếp, học hỏi, trải nghiệm và tương tác trong không gian ảo thông qua danh tính kỹ thuật số (avatar) của từng người. Họ sẽ thực sự sống trong không gian đó”, Cheng trả lời Nikkei Asia bằng email.
Còn Edgar Cheung, CEO một hãng đầu tư Hồng Kông, đã chọn một vài mảnh đất vào năm ngoái với giá khoảng 10.000 HKD, tức 1.284 USD. “Cá nhân tôi rất thích và đã xuống tiền . Các lô đất ảo có thể được giao dịch giống như bất động sản thực. Chủ sở hữu có thể giữ lô đất của họ, cho thuê hoặc chia lô tùy thích. Tuy nhiên, như các giao dịch mua bán đất thật, yếu tố quan trọng nhất là vị trí hay địa điểm. “
Andrew Man, 29 tuổi, là nhà quản lý tài sản tại một hãng đầu tư bất động sản ở Hồng Kông. Anh đã mua được một số mảnh đất ảo mà anh nói giá trị đã tăng gấp ba lần chỉ trong vài tuần.
Và không ngoại lệ, thị trường Hồng đất ảo ở Hồng Kông sẽ ngày càng sôi sục bởi con số các nhà đầu tư bất động sản ở xứ “cảng thơm” luôn dính dáng đến đất đai hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. “Người Hồng Kông hiểu rất rõ giá trị của đất đai”, Yat Siu nói với tờ South China Morning Post.
Sự quan tâm gia tăng đối với đất ảo cũng đã lọt vào tầm ngắm của chính phủ Trung Quốc. Báo chí đại lục gần đây đã cảnh báo các nhà đầu tư về việc đầu cơ đất ảo sau khi Bắc Kinh đã cấm tiền điện tử. Ngay cả những người ủng hộ mạnh mẽ thị trường mênh mông và hoàn toàn mới như Cheung cũng thừa nhận những rủi ro. "Giống như đánh bạc vậy. Nếu bạn thắng, bạn sẽ tươi cười. Nhưng hãy chuẩn bị tinh thần để mất tất cả. Không có gì đảm bảo với hình thức đầu tư này”, Cheung nói.
CT TENCENT TRUNG QUỐC GIÚP CT NHẬT KINH DOANH THẾ GIỚI ẢO.
Một công ty con chuyên về điện toán đám mây của Tencentcho biết là đang bắt đầu cung cấp người đại diện ảo và mô hình địa điểm thực của Tencent cho các CT Nhật. Người đại diện ảo (avatar) có khả năng nói tiếng Nhật và biết tương tác tốt trong các vai trò như nhân viên cửa hàng (trên một trang thương mại điện tử) hoặc thông tin thời tiết, còn mô hình địa điểm thực là để tổ chức trò chơi, dịch vụ du lịch trực tuyến, dịch vụ quảng cáo thực tế tăng cường (AR) và bảng hiệu 3D.
Tại thị trường Nhật Bản, nhiều công ty tiên phong trong ngành giải trí đã bắt đầu tạo ra nội dung AR và VR. Và Tencent thấy đó là thế mạnh của mình. Nhật Bản cũng là thị trường game lớn nhất ở châu Á sau Trung Quốc, nay đã quyết thâm nhập metaverse. Vào tháng 11, nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu, NTT Docomo, đã đầu tư 6,5 tỷ yên (57 triệu USD) vào Hikky, một công ty khởi nghiệp chuyên tổ chức các hội nghị VR và các buổi hòa nhạc âm nhạc. cent đã xây dựng hai trung tâm dữ liệu ở Nhật Bản và đang thu hút khách hàng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp trò chơi và thương mại điện tử.
Hikky, một công ty khởi nghiệp của Nhật Bản chuyên tổ chức các sự kiện ảo, gần đây đã thu hút hơn 60 công ty triển lãm dự một hội chợ thương mại ảo. Các công ty bao gồm NTT Docomo, Yamaha Motor và nhà điều hành đường sắt JR East đã tận dụng cơ hội để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ cho những khách hàng tham gia từ xa, họ đeo tai nghe thực tế ảo và đăng nhập vào ứng dụng trò chơi xã hội VRChat của Hoa Kỳ. VR, đôi khi được gọi là metaverse, cho đến nay chủ yếu được sử dụng trong trò chơi, nhưng Hikky cho thấy các CT có thể quảng bá sản phẩm trên sàn thực tế ảo của mình. Giám đốc điều hành Hikky Yasushi Funakoshi cho biết: “Dịch Covid 19 khiến các CT phải sử dụng VR. Hikky giúp mọi người ứng dụng VRChat và số người dùng ứng dụng này tăng rất nhanh.
Hikky bắt đầu hoạt động năm 2018 với một cộng đồng nhỏ những người hâm mộ avatar, trong đó có Phio, một giám đốc điều hành của Hikky, người tổ chức, giám sát các sự kiện của công ty, từng bị trầm cảm đã tìm thấy thoải mái khi tương tác mọi người mà không cần gặp trực tiếp. Danh tiếng của công ty được nâng cao nhờ đại dịch. Hikky gọi Chợ ảo là triển lãm ảo lớn nhất thế giới, đồng thời tổ chức các sự kiện âm nhạc, truyện tranh và chơi game.
Hiện nay, Hikky cố gắng về kỹ thuật để mọi người tham gia thế giới ảo bằng máy tính PC và điện thoại thông minh mà không cần đến tai nghe VR đắt tiền.
Một rào cản khác là tích hợp các thanh toán tùy chọn vào trải nghiệm VR. Nếu đưa các giao dịch thương mại vào thế giới VR sẽ giúp Hikky kiếm tiền, ví dụ như "trung tâm mua sắm cố định đầu tiên trên thế giới ảo" để người dùng có thể truy cập vào các cửa hàng bất cứ lúc nào sẽ đưa thị trường ảo đến gần hơn với cuộc sống hàng ngày".