KIM HANH VU
BOM NỢ Ở CHÂU Á: CHUÔNG NGUYỆN HỒN AI?
Updated: Oct 3, 2022

Tài xế xe Trishaw đẩy xe của họ khi họ xếp hàng để mua nhiên liệu ở Colombo, Sri Lanka, vào ngày 29 tháng 7. © Reuters
Tờ Nikkei Asia vừa có một bài mới khá dài, phân tích quả bom nợ (hẹn giờ) ở châu Á sau cuộc khủng hoảng trầm trọng của Sri Lanca đang gióng lên tiếng chuông cảnh báo khắp khu vực. Sau đại dịch, lại gặp thiên tai, bốn quốc gia châu Á đã (hay nhiều phần chắc sẽ bị) khủng hoảng nợ nghiêm trọng mà ông chủ nợ lớn nhất là Trung Quốc, đó là: Sri Lanca, Lào, Bangladesh và Pakistan. Bài điều tra khá dài nhưng cũng đáng đọc để hiểu sâu về cái bẫy nợ treo lơ lững mà chưa biết CHUÔNG SẼ NGUYỆN HỒN AI, RẤT GẦN, MÀ LÚC NÀO.
Sáng nay, lại đọc thấy hãng tin AFP đưa một tin hơi lạ: ngày 26/9/2022, ngoại trưởng Mỹ thúc giục Pakistan hãy xin Trung Quốc giảm nợ đã vay của đối tác thân thiết Trung Quốc, vào lúc Pakistan rơi vào tình cảnh phải vật lộn để phục hồi sau trận lũ lụt nghiêm trọng. Pakistan là nước thực hiện dự án “một vành đai một con đường” trị giá hơn 54 tỷ đô la của Trung Quốc. Lý do Bắc Kinh nên giảm nợ cho Pakistan vì TQ là bên gặt hái được nhiều lợi ích trong khi Islamabad sẽ bị một khoản nợ không thể gánh vác nổi, lại gặp thiên tai.
Xin đăng loạt 3 bài về quả bom nợ rất đáng lo này để các bạn theo dõi.

Bài Thứ nhất sẽ là THẢM HỌA CỦA SRI LANCA.
Cứ sau 4 giờ chiều, cư dân trong ngôi làng yên tĩnh này lại hồi hộp lắng nghe tiếng xe máy chạy trên con đường chính trong làng.Nghe tiếng xe, họ đóng cửa và tắt đèn.
Những người đòi nợ lùng sục 500 căn nhà xập xệ ở làng Chandana Pokuna, quận Polonnaruwa trồng lúa ở phía bắc Sri Lanka. của họ. Dù hết sức né, những những cuộc đối đầu khó tránh khỏi. Những người đòi nợ ăn vạ hàng giờ trong nhà, ngó nghiêng để “xiết” các món còn bán được. Một bà mẹ có ba con 52 tuổi, người đã cố gắng tự tử hai lần vào đầu năm nay bằng cách uống thuốc độc - nhưng “xui xẻo” được hàng xóm cứu.
Thu nhập từ nghề nông, trồng lúa của họ sụt giảm thê thảm sau khi chính phủ ra lệnh cấm phân bón hóa học (phải nhập khẩu) để tiết kiệm ngoại tệ. Giờ cả làng đang tuyệt vọng, phải vay để kiếm sống rồi vay để trả lãi trong khi đồng rupee mất giá 60%.
Hoàn cảnh của Chananda Pokuna là cửa sổ cho một cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của Sri Lanka kể từ khi đất nước độc lập vào năm 1948.
Đây cũng là cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên, nhưng có lẽ không phải là cuối cùng ở khu vực châu Á này, nơi nhiều quốc gia có thu nhập trung bình và thấp đang đứng trên bờ vực sụp đổ, gây ra bởi mấy nguyên nhân: dịch Covid gây nợ, chính sách kinh tế của chính phủ quá bấp bênh và việc Trung Quốc vay nặng lãi để tài trợ cho cơ sở hạ tầng kém hiệu quả.
Murtaza Jafferjee, Chủ tịch Viện Advocata, một tổ chức tư vấn chính sách có trụ sở tại Colombo, cho biết: "Sri Lanka không phải là quốc gia duy nhất đang gặp rắc rối sâu sắc. Sẽ có nhiều quốc gia ở châu Á đối mặt với rắc rối tương tự".

Người Sri Lanca biểu tình tràn ngập Phủ Tổng thống ở Colombo, sau khi cựu TT bỏ trốn
Từ nước này đến nước khác, dự trữ ngoại hối đang sụt giảm, tiền tệ chao đảo và các chính phủ - và các chủ nợ của họ - đang rất lo âu, tìm cách thu hồi nợ. IMF ước tính rằng ít nhất một phần ba các thị trường mới nổi và khoảng 60 quốc gia kém phát triển nhất ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ đang phải vật lộn với tình trạng "túng quẫn" giống như Sri Lanka. Lào, ở Đông Nam Á, và Pakistan, ở Nam Á, là một trong những quốc gia châu Á có vay mượn nhiều tiền của Trung Quốc.
Các khoản vay đến từ các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc và Ấn Độ, ngay cả khi các quốc gia không có hay đã ngừng hoạt động của thị trường vốn vì nó đã bị các cơ quan xếp hạng nợ cho là không đáng tin cậy.
IMF và Ngân hàng Thế giới ban đầu đã khuyến khích các nước vay để giải quyết đại dịch. Carmen Reinhart, cựu phó chủ tịch cấp cao kiêm nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới, phát biểu vào năm 2020. “Đầu tiên bạn lo lắng về việc chống chọi vớiđại dịch, sau đó bạn tìm cách trả giá cho nó”.

Có nghĩa là quốc gia đó không đủ điều kiện hưởng đặc ân xóa nợ của các cơ chế quốc tế mà các quốc gia giàu có, IMF và Ngân hàng Thế giới đã thành lập sau COVID-19 dành cho các quốc gia nghèo hơn đang gánh nặng các khoản nợ nước ngoài.
Trong khi đó, IMF đã đưa ra khoản cứu trợ 2,9 tỷ USD với điều kiện Sri Lanka phải đàm phán với các chủ nợ theo yêu cầu của IMF. Nhưng việc yêu cầu các chủ nợ chia sẻ phần lớn nỗi đau có nghĩa là đối đầu với Trung Quốc, vốn rất khó thương lượng.
Vì sao khó thương lượng, mời bạn đọc bài thứ hai và thứ ba.
BÀI 2. LÀO CÓ TIẾP BƯỚC SRI LANCA? BANGLADESH, PAKISTAN BÊN BỜ VỰC NỢ?