KIM HANH VU
BẤT NGỜ LỚN VỀ "NỘI TẠNG" CÁC THIẾT BỊ QUÂN SỰ & HÀNG KHÔNG CỦA NGA

Hệ thống hỏa tiễn mới nhất của Nga cũng có xài linh kiện ngoại nhập (ảnh Getty Images)
1/ CÓ 2/3 SỐ LINH KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT LÀ NHẬP TỪ MỸ, EU
Điều bất ngờ khó tin đã phơi bày, khi rã những thiết bị quân sự của Nga bị tịch thu tại chiến trường Ukraine. Nội tạng chúng, những linh kiện quan trọng nhất, hầu hết là ngoại nhấp. Công nghiệp vũ khí Nga,gọi là “hiện đại”, có những phần chỉ là lắp ráp!
Theo Reuters, hơn 450 thành phần do nước ngoài sản xuất được tìm thấy trong các loại vũ khí Nga được tịch thu ở Ukraine được báo cáo trong một tập hồ sơ dài 60 trang do Royal United Services Institute (RUSI) vừa công bố.
Ta đã nghe đến những vũ khí rất đáng sợ, như hỏa tiễn hành trình đến hệ thống phòng không, đến khi được tháo rời đã có 27 trong các loại vũ khí này xài linh kiện phương Tây. Với đánh giá được công bố chi tiết nhất cho đến nay. RUSI cho biết, khoảng 2/3 linh kiện được sản xuất bởi các công ty có trụ sở tại Mỹ; trong đó sản phẩm của các hãng Analog Devices và Texas Instruments chiếm gần 1/4 thành phần linh kiện nhập từ phương Tây nói chung. Các thành phần khác đến từ các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, Thụy Sĩ và Hà Lan.

Bản tin công bố rộng rãi của Reuters cho biết thêm: với hỏa tiễn hành trình 9M727, một trong những vũ khí được đánh giá là tiên tiến nhất của Nga, quảng cáo là có thể “bay lượn” ở độ cao thấp để tránh radar và đủ sức tấn công mục tiêu cách xa hàng trăm dặm, cũng lại chứa 31 thành phần linh kiện nước ngoài, được sản xuất bởi Texas Instruments Inc và Advanced Micro Devices Inc có trụ sở ở Mỹ; chưa kể linh kiện của Cypress Semiconductor, hiện nay thuộc sở hữu công ty Đức Infineon AG.
Trong một trường hợp khác, hỏa tiễn hành trình Kh-101 mà nhiều tháng qua được bắn đến cả Kiev và đánh phá tơi tả nhiều TP khác cũng chứa 31 bộ phận nước ngoài, với sản phẩm của Intel và Xilinx (thuộc sở hữu tập đoàn AMD). Có những linh kiện nước ngoài có giá chỉ vài đôla, mua dễ trên mạng nhưng cũng có hơn 80 vi mạch phương Tây vốn chịu sự kiểm soát xuất khẩu gắt gao của Mỹ từ năm 2014 (vậy là chúng từng có giấy phép vận chuyển đến Nga – theo RUSI).
Có nghĩa là mọi thứ, từ thiết bị vô tuyến chiến thuật (tactical radio) đến drone đến đạn tầm xa chính xác… Reuters cho biết thêm, hồ sơ hải quan Nga cho thấy, vào Tháng Ba 2021, một công ty đã nhập khẩu lô hàng điện tử trị giá $600,000 do Texas Instruments sản xuất, thông qua một nhà phân phối Hong Kong. Bảy tháng sau, công ty này lại nhập một bộ vi điện tử (microelectronics) trị giá $1.1 triệu do Xilinx sản xuất.
Theo The New York Times, từ năm 2018, các nguồn tin từ Nga đã tiết lộ rằng ngành công nghiệp vũ khí Nga chỉ đáp ứng khoảng một nửa thiết bị Nga cần. Nghiên cứu của ông Damien Spleeters, một trong những nhà điều tra làm việc với tổ chức Conflict Armament Research, cho biết thêm, nhiều động tác giả được thực hiện, nhằm che giấu sự hiện diện của công nghệ phương Tây trong thiết bị Nga. Ông Spleeters cho biết thêm, khi đến Kiev, ông và các đồng nghiệp đã tháo rời ba chiếc bộ đàm mã hóa Azart chuyên cung cấp các kênh liên lạc an toàn cho quân đội Nga, và họ phát hiện ra con chịp của một CT Mỹ.

Ngoài ra, nhóm Damien Spleeters cũng mổ bụng ba drone do thám thì thấy sáu bộ phận riêng biệt từ các công ty có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và một số bộ phận khác của CT Thụy Sĩ và Nhật Bản. Trong hai máy bay không người lái còn lại, có các bộ phận từ những tập đoàn ở Mỹ, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển và Đài Loan.
Như vậy bên cạnh câu hỏi: đường dây nào cung cấp những linh kiện ấy đến các phân xưởng lắp ráp thiết bị quân sự của Nga…còn hiển hiện nỗi lo, nhập khẩu vũ khí của Nga liệu khi Nga bị trường phat làm sao có thiết bị thay và bảo trì???
2/ NGA XẺ THỊT MÁY BAY, LẤY PHỤ TÙNG THAY THẾ
Theo một nguồn tin, các hãng hàng không Nga, bao gồm Aeroflot do nhà nước quản lý, đang phải tháo rời các máy bay phản lực như Boeing 737 và Airbus A để lấy các bộ phận bên trong làm phụ tùng thay thế cho các máy bay khác.
Trang tin vietnamplus.vn cho biết ít nhất một chiếc máy bay Sukhoi Superjet 100 do Nga sản xuất và một máy bay Airbus A350, cả hai đều do Aeroflot vận hành, hiện đang được tháo rời. Bên cạnh đó, Aeroflot đã lấy thiết bị từ một vài máy bay Boeing 737 và Airbus A320, để thay phụ tùng cho những máy bay khác. Boeing và Airbus đã ngừng bảo dưỡng các máy bay do các hãng hàng không Nga khai thác, khiến giới chuyên môn lo ngại rằng phần lớn đội bay của nước này sẽ phải ngừng hoạt động trong vòng vài tháng.
3/ CHÂU ÂU ĐINH THUÊ TÊN LỬA SPACEX THAY LUÔN TÊN LỬA NGA
Theo một bản tin độc quyền của Reuters, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết đang thảo luận sơ bộ với hãng SpaceX của ông Elon Musk về việc tạm thời sử dụng các tên lửa đẩy của hãng này thay cho tên lửa Soyuz của Nga.Hãng SpaceX, đối thủ cạnh tranh của hãng Arianespace châu Âu, hiện trở thành ứng cử viên số 1 lấp chỗ trống tên lửa đẩy của Nga, bên cạnh ứng cử viên Nhật Bản và Ấn Độ.
Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacher nói với Reuters: "Tôi có thể nói rằng SpaceX thực sự có hoạt động nhiều hơn cả trong số đó Chúng tôi chưa đề nghị các bên đưa ra bản chào giá thương mại nào. Chúng tôi chỉ muốn đảm bảo rằng sẽ có một lựa chọn để đưa ra quyết định về việc đề nghị đưa ra một bản chào giá thương mại chắc chắn", Aschbacher nói.
Việc Nga xâm lược Ukraine khiến tên lửa Falcon 9 của hãng SpaceX được hưởng lợi, được có thêm nhiều khách hàng là những bên đã cắt đứt quan hệ với ngành vũ trụ của Nga.
Hôm 8/8, hãng Northrop Grumman đã đặt hàng 3 cuộc phóng bằng Falcon 9 để vận chuyển hàng hóa của NASA đến Trạm Vũ trụ Quốc tế trong khi NASA thiết kế một phiên bản mới của tên lửa Antares. (trước có động cơ do Nga sản xuất, nhưng Moscow đã thu hồi các rút các động cơ đó khi bị trừng phạt).