top of page
  • Writer's pictureKIM HANH VU

BÁC SĨ KHUYÊN ĂN NHIỀU RAU CỦ, TRÁI CÂY HƠN NHƯNG SAO NGÀNH CHĂN NUÔI LẠI ĐANG LỚN MẠNH ?...

Đầu Xuân nói chuyện....giảm sát sinh, tăng ăn rau quả vì có lợi cho sức khỏe hơn, với nhiều kết quả nghiên cứu rất thú vị... rằng ngành chăn nuôi và lượng tiêu thụ thịt vẫn tăng trưởng. Vì sao?

Một nghiên cứu của ĐH Oxford (mới được công bố trên tạp chí Nature Communications) cho biết, trên thế giới, mỗi năm có hơn 200 tỷ đô la Mỹ được tài trợ cho nông nghiệp nhưng những gì nông dân chọn để trồng lại có ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của chúng ta. Hệ thống lương thực toàn cầu đang rối loạn.

Ngành chăn nuôi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu, và có tới 12 triệu ca tử vong do bệnh tim, đột quỵ, ung thư và tiểu đường mỗi năm có liên quan đến ăn uống sai cách, như quá nhiều thịt đỏ và ăn toàn thịt chế biến sâu, hay ăn quá ít trái cây và rau quả.

Trợ cấp nông nghiệp đang hỗ trợ một hệ thống lương thực không lành mạnh và bền vững, tác động nặng thêm biến đổi khí hậu và gây ra các vấn đề sức khỏe cộng đồng...

Trại bò ở ngoại ổ Seoul, cách thủ đô 140 km, cung cấp sữa cho Công nghiệp sữa...


PHỤ CẤP NÔNG NGHIỆP TRÊN TOÀN CẦU ĐANG ĐƯỢC DÙNG VÀO NHỮNG GÌ ?

Khoảng 2/3 tổng số tiền 200 tỷ USD được nông dân dùng để chăn nuôi: cứ 10 đô la dùng sản xuất các sản phẩm từ sữa lại thải ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây các nguy cơ bệnh tim và một số bệnh ung thư. Nông dân cũng sử dụng một phần ba tổng số tiền trợ cấp trồng lúa mì và ngô, và các loại cây sản xuất đường và dầu. Còn lại ít hơn một phần tư dùng trồng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người và môi trường như trái cây, rau, các loại đậu và hạt.

Người châu Á, đặc biệt là người TQ, tiêu thụ 1/4 lượng thịt thế giới.


TRONG KHI ĐÓ, CHÂU Á NGÀY CÀNG ĂN THỊT NHIỀU HƠN

Còn nghiên cứu từ ĐH Oslo (Trung tâm phát triển và môi trường) bởi hai nhà nghiên cứu Arve Hansen và Jostein Jakobsen, cho thấy: châu Á đã ăn nhiều thịt hơn trong những thập kỷ gần đây đến nỗi nhà địa lý học Tony Weis nói là châu Á đang trải qua một quá trình kịch tính gọi là “quá trình ăn thịt hóa” qua việc xuất hiện của một tổ hợp kinh doanh thịt châu Á chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thịt, dẫn tới thay đổi chế độ ăn, các luồng thương mại mới và các mô hình trồng trọt mới. Dĩ nhiên theo xu hướng ngày một xanh, sạch hơn, ngành chăn nuôi cũng thích ứng bằng việc hướng tới kiểm soát vệ sinh chặt chẽ hơn, tăng cường công nghiệp hóa sản xuất và “siêu quảng cáo” thịt.

Nông dân ở vùng Bắc Thái đang thay đổi canh tác, ít dùng hóa chất hơn, hướng tới xanh sạch để nâng cao gíá trị xuất khẩu, giảm thiệt hai môi trường


"YẾU TỐ TRUNG QUỐC"

Sự gia tăng nhanh chóng về SX, thương mại, tiêu thụ tịt của TQ là rất ấn tượng: Tiêu thụ thịt bình quân đầu người tăng gần sáu (6) lần trong bốn (4) thập kỷ kễ từ bắt đầu cải cách thị trường năm 1978, cùng lúc, gia tăng mạnh SX và nhập khẩu thịt. Từ đó, việc cung cấp nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi cũng gia tăng, đặc biệt là trong việc buôn bán đậu nành với Mỹ Latinh để nuôi heo.

“Yếu tố Trung Quốc” có thể làm lu mờ các khía cạnh khác của quá trình tiêu thụ thịt ở châu Á, nhưng một số quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam cũng đang “bùng nổ” về tiêu thụ thịt . Việt Nam, theo nghiên cứu này cũng đã trở thành một quốc gia lớn về SX thịt, vượt qua Nhật Bản và Thái Lan về số tấn thịt sản xuất.

Nông dân huyện Gia Tường, tỉnh Quảng Đông chăn nuôi vịt đang thu hoạch trứng


Phần lớn thịt tiêu thụ ở Đông Nam Á được sản xuất trong khu vực, sử dụng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Điều này đã dẫn đến mua bán các luồng ngũ cốc và cây có dầu mới, ở nội bộ châu Á và giữa châu Á và châu Mỹ Latinh. Đã dần định hình các tập đoàn lớn - không chỉ là các công ty đa quốc gia phương Tây, mà còn có các công ty kinh doanh nông sản châu Á mới nổi. Như Charoen Pokphand là một công ty chế biến thịt, hiện là công ty tư nhân lớn nhất Thái Lan, với các khoản đầu tư đáng kể trên khắp châu Á.


Khoai tây chiên giòn chế biến chung với các loại đậu và gia vị tư nhiên, được quảng cáo là thực phẩm đạm cao phi động vật.


VÀ CHĂN NUÔI HIỆN ĐẠI, QUY MÔ LỚN ĐƯỢC YÊU THÍCH HƠN.

Mức tiêu thụ thịt cao ở các nước giàu có trên thế giới đang phụ thuộc vào thịt được chăn nuôi tại nhà máy lớn. Ở nhiều nước châu Á, thịt nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Brazil đang ngày càng cạnh tranh với các sản phẩm địa phương. Đại dịch trước nhất đang dẫn tới việc kiểm soát thực phẩm chặt chẽ hơn và yêu cầu vệ sinh tăng thêm với các nhà sản xuất và bán lẻ và điều này cũng thuận lợi hơn cho sản xuất thịt quy mô lớn.

Các thị trường địa phương, và các nhà sản xuất quy mô nhỏ đang bị áp lực nặng. Vậy thì...COVID-19 dường như đang “hỗ trợ” cho tăng cường công nghiệp hóa thịt – và trớ trêu thay, lại có nguy cơ thế giới bị ảnh hưởng hơn bởi các đại dịch trong tương lai.


NHÌN VỀ TƯƠNG LAI? NHÌN CHUNG, LƯỢNG TIÊU THỤ THỊT TOÀN CẦU ĐANG GIẢM...

Các nghiên cứu đều dự báo là nhu cầu thịt đang giảm trên toàn cầu. Trung Quốc vốn là nước đóng góp lớn vào lượng tiêu thụ khoảng 1/4 lượng thịt trên thế giới. Tuy nhiên chính ĐẠI DỊCH VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI THỊT ĐỘNG VẬT đã làm gia tăng sự mất lòng tin vào thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì dịch, người tiêu dùng đã cắt giảm thịt. Và thực tế cho thấy: thịt được tiêu thụ nhiều hơn ở nhà hàng so với nấu ăn ở nhà.

Các nhà phân tích từ công ty dịch vụ tài chính Rabobank của Hà Lan dự đoán: lương tiêu thụ thịt trên khắp Đông Nam Á sẽ giảm, dẫn đến nhu cầu về ngũ cốc và cây có dầu giảm.

Và chính COVID-19 đã tấn công khu phức hợp thịt châu Á tại thời điểm dễ bị tổn thương, điều này có thể làm ảnh hưởng sâu sắc hơn. Cũng còn quá sớm để nói liệu điều này sẽ dẫn đến thay đổi khẩu phần ăn của người châu Á hay không...

Các thanh snack thực phẩm thịt chay đang được ưa thích ở Hoa Kỳ và EU gồm các loại đậu, rau củ tổng hợp đang ngày càng thông dụng hơn trong đời sống công nghiệp


Nhưng thịt chay, một ngành SX kinh doanh mới đang lớn mạnh rất nhanh, cũng là một ngách thị trường hấp dẫn. Còn nhớ, cuối năm 2020, Singapore là nước đầu tiên trên thế giới cho phép kinh doanh thịt thực vật chế tạo từ phòng thí nghiệm (lab-based) trong khi Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu đang đẩy mạnh công nghiệp thịt chay từ thực vật (plant-based). Lượng tiêu thụ thịt chay tực vật cũng đang tăng nhanh ở TQ. Tôi sẽ giới thiệu xu hướng mới này và cơ hội cho doanh nghiệp VN, trong một bài sắp tới.

(Theo CNA)



392 views0 comments
bottom of page