KIM HANH VU
ĐỜI ÉO LE? VIỆT NAM TĂNG XK HÀNG QUA EU BẰNG ĐƯỜNG SẮT TRUNG QUỐC?
Thêm một tuyến đường giúp VN đưa hàng XK của mình đến EU, tận dụng EVFTA: tuyến đường China-Europe Express, đi từ Hà Nội đến Liège, Bỉ. Đến nay đã có 28 chuyến tàu chở 644 container 40 feet đến EU, doanh nhân và ngành đường sắt hài lòng về trục vận tải mới, song song với đường biển này.

Container được chất lên tàu, tại Cảng Sài Gòn để đi châu Âu. Ảnh AP.
Ratraco, CT CP vận tải và Thương mại đường sắt khai thác tuyến đường này cho biết từ ngày 20/7/2021 đến tháng 11/2021, đã có 28 đoàn tầu, với khoảng 644 container 40 feet, đã đi sang châu Âu kể từ chuyến tầu đầu tiên xuất phát đi Liège (Bỉ). Thực ra, tầu container từ Việt Nam không đi thẳng đến Bỉ mà phải qua Trịnh Châu (Zhengzhou, tỉnh Hà Nam), điểm đầu của tuyến đường này. Doanh nhân xuất hàng và ngành đường sắt hài lòng về bước phát triển của trục vận tải mới, song song với đường biển.
Như vậy là Việt Nam đã « tranh thủ » tuyến đường China-Europe Express, để đưa hàng hóa đến tận Tây Âu.
Quảng cáo
Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt - Ratraco, đơn vị khai thác tuyến đường này,
Liège trở thành điểm đến thứ ba tại Bỉ của mạng lưới đường sắt China-Europe Express (sau Đại Khánh (Daqing) - cảng Zeebrugge và Đường Sơn (Tángha) – Anvers. Các chuyến tầu container từ Việt Nam sang đến Trung Quốc, đi tiếp đến Nga, Ba Lan, Đức, Anh, Bỉ…
Giáo sư Eric Mottet, trường Đại học Công giáo Lille, Pháp được RFI phỏng vấn, cho biết về công dụng tuyến đường này như sau..
-Chuyến tầu đầu tiên nối Việt Nam và Bỉ đi mất 30 ngày, đã khởi hành ngày 20/07/2021, đi từ ga Yên Viên, Hà Nội đến thành phố Liège của Bỉ. Điểm hay là đoàn tầu được nối với mạng lưới Cao tốc Trung Quốc-Châu Âu (China-Europe Express), đi từ Trịnh Châu (Zhengzhou), qua các nước Kazakhstan, Nga, vào châu Âu qua ngả Belarus, rồi đi qua khoảng 30 thành phố khác ở châu Âu, cuối cùng tới Lìège.
Ban đầu, chuyến tầu do công ty Décathlon thuê và Ratraco khái thác. Décathlon rất nổi tiếng ở Pháp, chuyên bán dụng cụ thể thao, đã thử nghiệm xuất 23 container bằng đường sắt vào cuối tháng Bẩy.
Đến nay, đã có tổng cộng hơn 30 chuyến hàng chở gần 700 container máy móc, đồ điện tử, hàng dệt may, vải sợi từ Hà Nội đến Liège ở Bỉ. Hiện giờ là 3 chuyến một tuần, nhưng hy vọng từ năm 2022 sẽ tăng lên thành 4, thậm chí là 5 chuyến mỗi tuần. Có thể nói, từ một thử nghiệm vào cuối tháng Bẩy thì hiện giờ có lẽ là một thành công. Chắc chắn tuyến vận tải này sẽ
Đi kiểu này, chi phí hấp dẫn và thời gian cần thiết là hợp lý vì ít hơn đường biển nửa tháng hay 20 ngày. Sau đại dịch Covid-19, chi phí vận chuyển container bằng đường biển đã tăng lên rất nhiều và lại cũng rất rối loạn. Các nhà SX quần áo thể thao từ VN đi EU đang rất quan tâm tuyến đường này.
-Vậy VN lại lệ thuộc nhiều hơn với BK khi VN vẫn đang bất đồng chính trịvới TQ?
-Có vấn đề này tring thực tế, nhưng Trung Quốc cũng đang cần thu lợi từ hệ thống hạ tầng giao thông này. Hiện giờ, đây cũng là tuyến đường sắt duy nhất để các nước Đông Nam Á xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu.
-Nếu đường sắt có ích vậy, sao VN do dự tham gia vào các dự án hạ tầng đường sắt mà Trung Quốc muốn mở rộng qua Việt Nam để đi xuống Đông Nam Á ?
-Tôi nghĩ,lý do đơn giản, Việt Nam không muốn rơi vào bẫy nợ. cái gương của Lào và nhiều nước châu Phi đang rất rõ. Ngoài ra là vấn đề chủ quyền. Chưa kể, có thể còn do người dân Việt Nam có cái nhìn khá tiêu cực về Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đã có tuyến đường sắt cao tốc đi qua Lào, nên có thể sẽ không thật sự cần đến Việt Nam để xuống Thái Lan, Malaysia và Singapore. Như vậy, có thể Việt Nam sẽ thúc đẩy kết nối đường sắt của nước mình với các nước láng giềng (tháng 10/2021, chính phủ Việt Nam thông báo sẽ đầu tư khoảng 10 tỉ đô la trong vòng 10 năm để xây dựng hoặc cải tạo một tuyến đường sắt cao tốc) để nối Việt Nam với Lào, Thái Lan, Cam Bốt và dĩ nhiên là với cả Trung Quốc.